Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

NASA rót vốn đầu tư cho hệ thống kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất Hệ Mặt Trời, đặt tại phần tối của Mặt Trăng

NASA rót vốn đầu tư cho hệ thống kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất Hệ Mặt Trời, đặt tại phần tối của Mặt Trăng - Ảnh 1.

Phần tối của Mặt Trăng vẫn là vùng đất chìm trong bóng đêm của bí ẩn. Bởi bề mặt này luôn tránh né ánh nhìn từ Trái Đất, những tín hiệu vô tuyến mà chúng ta phát đi không bao giờ chạm tới mặt tối của Chị Hằng. Vùng đất luôn chìm trong bóng tối này im ắng một cách đặc biệt.

Đó chính là lý do các nhà khoa học tìm cách tận dụng sự im lặng đó, để biến nó Mặt Trăng trở thành một kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ. Giấc mơ “vô tuyến hóa Mặt Trăng” này vừa một bước gần hơn để thành sự thực: NASA đã quyết định rót vốn cho dự án xây một trạm kính viễn vọng vô tuyến, dự kiến tại một trong những hố thiên thạch nằm tại vùng tối của Mặt Trăng.

Theo đề xuất, công trình này sẽ có đường kính tên tới cả cây số, biến nó thành “kính viễn vọng vô tuyến filled-aperture lớn nhất Hệ Mặt Trời”.

NASA rót vốn đầu tư cho hệ thống kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất Hệ Mặt Trời, đặt tại phần tối của Mặt Trăng - Ảnh 2.

Có tên gọi Kính viễn vọng Vô tuyến Hố thiên thạch Mặt Trăng (Lunar Crater Radio Telescope - LCRT), nó là đứa con tinh thần của Saptarshi Bandyopadhyay, kỹ sư robot tại Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy của NASA. Hôm thứ Ba, LCRT chính thức được chọn làm dự án nhận được số vốn 125.000 USD từ chương trình đầu tư do chính NASA điều hành.

LCRT vẫn đang trong giai đoạn trứng nước, và cha đẻ dự án, kỹ sư Bandyopadhyay nhấn mạnh rằng vòng góp vốn này là để nghiên cứu tính khả thi của toàn dự án. 

Chúng tôi sẽ tập trung vào thiết kế cơ khí của LCRT, tìm một hố thiên thạch phù hợp, và so sánh khả năng của LCRT với những thiết bị kính viễn vọng khác đang được xem xét ”, kỹ sư Bandyopadhyay bổ sung.

Anh mong muốn xây LCRT với đường kính từ 3 tới 5 kilomet, với sự trợ giúp của các robot thăm dò bề mặt DuAxel của NASA. DuAxel có khả năng trèo lên dốc đứng, nó sẽ trèo ngược lên từ giữa hố thiên thạch để lắp đặt hệ thống kính viễn vọng.

NASA rót vốn đầu tư cho hệ thống kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất Hệ Mặt Trời, đặt tại phần tối của Mặt Trăng - Ảnh 3.

Khi thành công, LCRT sẽ không chỉ là kính viễn vọng lớn nhất ta từng lắp đặt, mà còn nhìn ra Vũ trụ mà không bị ảnh hưởng bởi bầu khí quyển hay những sóng vô tuyến nhiễu loạn bắn ra từ Trái Đất. Một hệ thống kính viễn vọng đặt trên vệ tinh nhân tạo của Trái Đất sẽ hiệu quả hơn hẳn các thiết bị đặt mặt đất hay bay với quỹ đạo quanh Trái Đất. LCRT sẽ bắt được các dải sóng 10-50 mét (ví dụ như dải tần 6-30 MHz), thứ chưa từng được nghiên cứu trước đây.

Theo báo cáo khoa học được Bandyopadhyay và cộng sự đăng tải năm 2018, một kính viễn vọng như vậy sẽ tìm được những bí ẩn của 13 tỷ năm trước, khi những ngôi sao đầu tiên trong Vũ trụ thành hình. Bên cạnh đó, ta cũng sẽ có cái nhìn rõ hơn vào các ngoại hành tinh đang quay quanh các ngôi sao xa xôi.

Bản thân là một kỹ sư robot, nên anh Bandyopadhyay còn hứng thú với những thiết bị có thể giúp NASA dựng lên một hệ thống kính viễn vọng khổng lồ trên phía xa của Mặt Trăng. Giờ là lúc nhóm nghiên cứu tiếp tục bắt tay vào chứng minh dự án lớn này khả thi.

Bên cạnh LCRT, NASA còn rót vốn cho một số dự án khám phá Vũ trụ khác, như một dàn robot thăm dò có thể đáp xuống bề mặt thiên thể, hay một hệ thống phanh phản vật chất để du hành liên Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog sao.

Tham khảo Vice

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét