"Hi sinh hôm nay, ngày mai sẽ khác"
Rảo bước dọc hồ Gươm, trên tay cốc cà phê vừa "giao dịch thành công" từ một tiệm nhỏ góc đường, anh Phong, 39 tuổi, nhân viên ngân hàng, nói rằng lâu lắm rồi, anh mới tự mua được một cốc cà phê đúng ý.
"Cà phê phải uống ngay khi pha, thì mới cảm nhận được vị ngon và đặc trưng của nó. Còn nếu mất một khoảng thời gian giao hàng, thì độ ngon đã giảm đi gần như nửa", anh trầm ngâm.
3 tuần cách ly, thói quen đi dạo xung quanh hồ Gươm của anh nhân viên bị gián đoạn. Có chút bức bối, khó chịu, nhưng anh nói, "hi sinh hôm nay, ngày mai sẽ khác". Anh dành thời gian làm những việc trước đây chưa bao giờ nghĩ tới, như đọc sách, tập thể dục, kết nối với người thân.
Clip: Hà Nội ngày đầu tiên sau 3 tuần cách ly
Hà Nội đang vào "mùa lá vàng", những con đường dễ dàng được nhuộm màu nhẹ nhàng và tinh khôi như thế này. Một số người quyết định đeo khẩu trang, đi bộ dọc Hồ Gươm, trong sáng đầu tiên Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội.
Mùng 1 đầu tháng, một vài người đến chùa, cầu mong những điều an lành.
Hà Nội chính thức nới lỏng cách ly xã hội từ 0h ngày 23/4, trừ huyện Mê Linh và Thường Tín. Cửa hàng ăn uống được mở cửa, nhưng cần giữ khoảng cách, nên có tấm chắn giữa các khách hàng khi ngồi ăn. Phương tiện công cộng, taxi, Grab được hoạt động, với công suất 20-30%.
Người dân được đi lại bình thường nhưng chỉ nên ra ngoài khi có việc cần thiết, và duy trì thói quen đeo khẩu trang.
Ngắm nhìn phố phường được "gội rửa" sau một trận mưa lớn, cuốn đi phần nào nhọc nhằn và khó khăn, anh thư thả từng bước thật chậm rãi. Hà Nội bình yên thế này, không phải lúc nào cũng xuất hiện!
"Người dân phấn khởi và yên tâm khi được quay lại nhịp sống bình thường, từ dân văn phòng, công sở, đến người bán hàng, kinh doanh. Tất cả đều dành lời cảm ơn tới Nhà nước, nhân viên y tế, cảnh sát, quân đội - những chiến sỹ tuyến đầu trên mặt trận chống dịch".
Giống như anh Phong, bất kể người dân lúc này đều chung một niềm tin và sự hy vọng: dịch bệnh hãy nhanh chóng đi qua, để những ngày thực sự bình yên sẽ quay trở lại.
Những cửa hàng, con phố "hồi sinh" trở lại. Nhịp sống nhẹ nhàng và thanh bình.
Bé Nguyễn Phước Nhã, 13 tuổi, trường THCS Hoàn Kiếm dắt chú cún yêu đi dạo trước Nhà Thờ Lớn. Trước đây, mỗi ngày, Nhã đều xin bố mẹ đi dạo gần nhà. Sau thời gian giãn cách xã hội, cậu bé đã rèn luyện được thói quen đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên. "Em không biết lịch học sắp tới như thế nào, nhưng em thích ở nhà hơn", Nhã vui vẻ nói.
Bên trong một cửa hàng tạp hoá, người phụ nữ lớn tuổi trên tay tờ báo giấy.
Buổi sáng dù có mưa, nhưng tiết trời thực sự thích hợp cho những "cuộc rong chơi" trong mức an toàn.
"Nếu mình biết giữ cho bản thân, cũng là cách giữ cho cộng đồng và xã hội"
Cửa hàng cắt tóc của cô Đinh Thị Thắng, 55 tuổi, quận Hoàn Kiếm đón tiếp vị khách đầu tiên là ông Bùi Văn Thược, 80 tuổi.
Ông Thược nôn nao, "Đầu tôi quá hạn cắt lâu rồi. Ngay khi Hà Nội được nới lỏng giãn cách xã hội, tôi phải gọi điện hỏi cửa hàng có mở cửa hay không".
Sau 30 phút, nhân viên của tiệm hoàn thiện mái đầu cho ông Thược một cách tươm tất và gọn gàng. Người đàn ông lớn tuổi mặt đeo khẩu trang, tay giơ ngón cái ra hiệu hài lòng. "Đầu nhẹ rồi, tôi cảm thấy thoải mái và thư giãn".
Tiệm cắt tóc nhỏ xinh của cô Thắng nằm nép mình trong góc nhỏ phố cổ. Cô từ Phú Thọ xuống Hà Nội mưu sinh đã lâu. Khi Thủ đô bùng phát ca bệnh Covid-19 đầu tiên, cô không dám về quê dù rất nhớ gia đình.
Bên trong tiệm, vài người bạn Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ngồi nói chuyện và hỏi thăm nhau, nhưng vẫn tuân thủ đeo khẩu trang và cách xa 2m. "Mới xa có mấy ngày mà chúng tôi rất nhớ nhau, tuy chưa dám tay bắt, nhưng cứ mặt mừng cái đã".
Tiệm cắt tóc bé nhỏ của cô Thắng. Ông Thược đang đợi chờ mái đầu của mình sẽ thật tươm tất và gọn gàng.
Cô Thắng nhớ lại cảm xúc đầu tiên khi thư thả đi dạo dọc Hồ Gươm.
Hôm nay, người phụ nữ lớn tuổi đi ra bờ Hồ, lần đầu tiên cô cảm nhận một thứ xúc cảm khó nói như thế. Không khí trong lành và bình yên. Nhiều người nói với cô, sao mà "ngơ ngác", "là lạ" thế nhỉ. Bản thân cô, xúc động nhiều hơn, vì đã chờ đợi giây phút này trong suốt thời gian vừa qua.
Dịch bệnh giúp cô hình thành thói quen đeo khẩu trang, dù ban đầu hơi khó chịu. Bây giờ, hễ ra khỏi nhà, không đeo cô không chịu được nữa. "Tôi đi siêu thị, cũng chủ động đứng cách xa 2m, về nhà rửa tay khử khuẩn. Nói chung, nếu mình biết giữ cho bản thân, cũng là cách giữ cho cộng đồng và xã hội".
Cuộc sống đang dần "hồi sinh"
Chợ hoa Quảng An lác đác vài tiểu thương ngồi buồn xo bên cạnh những khóm cúc. Họ nói với nhau, không chỉ chuyện kinh doanh, mà cả tình hình dịch bệnh.
Thương (25 tuổi) ngồi nghịch điện thoại, tìm đủ cách giết thời gian trong lúc trông tiệm hoa cho bố mẹ. Cô từng gặp bệnh nhân 243 - người đàn ông khởi phát "ổ dịch" Mê Linh. Dù không tiếp xúc nhiều, nhưng khi hay tin người này dương tính với Covid-19, cô đã rất hoang mang và sợ hãi.
"Chúng tôi được yêu cầu khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm. Thật may, đến nay, mọi người đều nhận được kết quả âm tính", Thương nói.
Chợ hoa Quảng An ngày đầu mở bán lại sau thời gian cách ly xã hội.
Một nửa tiểu thương đã về quê, số còn lại vẫn kiên nhẫn trên từng khóm hoa.
Từ hôm chợ hoa đóng cửa, Thương cũng ở nhà tránh dịch. Ngày đầu tiên khi nhịp sống dần trở lại, cô cảm thấy sao đường phố vắng vẻ thế, không khí trong lành và thoáng đãng.
Đêm hôm trước, chờ giây phút 0h, chợ hoa Quảng An như "sống lại", các tiểu thương bắt đầu đổ buôn. Nhưng khách vắng dần, không thể bằng đợt trước. "Dân buôn từ các nơi đến mua cũng nhiều, nhưng một phần trong số họ không dám nhập hoa, vì không biết có được mở bán lại hay không".
Dù là sáng mùng 1 Âm lịch, nhưng lượng hoa cúc bán ra chả đáng bao nhiêu. Thỉnh thoảng, vài khách hàng tới xem, trả giá rồi lướt qua. Cuộc sống đang dần "hồi sinh", nhưng để có thể quay về như trước đây, Thương nói có lẽ cần một thời gian đủ lớn.
Chị Hương bên gánh hàng rong đi khắp phố cổ Hà Nội. Chị nói, lâu lắm rồi mới thấy đường phố nhộn nhịp trở lại.
Các cô bán bún ngồi cách nhau đúng khoảng cách 2m, luôn đeo khẩu trang.
Bên trong những khu chợ bình dân, từng người đang bắt nhịp lại với cuộc sống.
Các quán cà phê cũng bắt đầu nhận khách trở lại.
Các cửa hàng rục rịch trong ngày đầu nới lỏng giãn cách xã hội. Mỗi người đều ý thức đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tuân thủ khoảng cách an toàn... để công tác chống dịch được thực hiện triệt để.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét