Mới đây, một nguồn tin từ LĐBĐ
Thái Lan
cho biết:
"Từ giờ, Liên đoàn sẽ cử những cầu thủ trẻ đá vượt tuổi trong mọi mặt trận. Điều này có nghĩa là chúng tôi muốn hướng đến tương lai lâu dài cho ĐTQG. Qatar đã làm theo chính sách này và trở thành nhà vô địch châu Á.
Việc cho các cầu thủ trẻ đá vượt tuổi sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu với họ. Dĩ nhiên chúng ta vẫn hy vọng vào các kết quả tốt nhưng nếu không được thì cầu thủ vẫn có thể đạt được thành tích tốt trong tương lai" .
Trên thực tế, việc cho cầu thủ đá vượt tuổi ở các giải trẻ không hề mới nhưng thường chỉ diễn ra đồng loạt tại những sân chơi phụ. Ở những sân chơi quan trọng, chỉ cầu thủ thật sự tài năng mới được cho đá vượt tuổi. HLV Nguyễn Thành Vinh nêu quan điểm:
"Chuyện này thì đâu mới. Ở nhiều giải trẻ, chúng ta cũng hay làm như vậy, U21 thì chỉ đưa đội U19 thôi chẳng hạn... Còn Thái Lan định đẩy mạnh việc này thì cũng là việc táo bạo. Vì thường thì giải đấu của lứa tuổi nào, sẽ phù hợp với lứa tuổi ấy.
Nếu họ muốn làm triệt để thì trong đội, dứt khoát vẫn phải có một vài cầu thủ trụ cột là đúng tuổi. Còn những vị trí khác có thể dùng cầu thủ trẻ hơn. Điều này thì Việt Nam cũng từng làm rồi.
Tất nhiên việc này làm thế nào thì còn tùy khả năng mỗi cầu thủ. Ai có khả năng đặt biệt, đá vượt tuổi thì có thể cho đá với các anh lớn ở trên. Trên thế giới cũng vậy. Những cầu thủ trẻ tài năng đá với đàn anh cũng rất tốt, vì họ có tài và có người dìu dắt" .
Theo cựu HLV SLNA, nếu Thái Lan định làm quá mức triệt để, đôn toàn bộ đội hình trẻ lên đá vượt tuổi ở tất cả các giải thì dễ có mặt trái:
"Tất nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó. Nhiều cầu thủ có thể kĩ năng chơi bóng ổn nhưng tâm lý chưa đạt. Nếu các cháu lên đá tốt thì sẽ phát triển nhưng nếu không sẽ mất sự tự tin, khả năng chơi bóng có thể giảm.
Vì vậy dùng cách này, cầu thủ có thể lên chơi nhưng nếu không có các anh lớn tuổi dẫn dắt, mất bóng vài lần sẽ mất tự tin. Ở SLNA cũng có nhiều trường hợp như thế. Đưa trẻ lên đá mới đầu không tệ nhưng rồi cứ sa sút dần rồi phải ra đi.
Làm theo cách này phải tính kĩ từng cầu thủ về tâm lý, tinh thần, khả năng chơi bóng, trình độ thể lực... thì cho lên đá vượt tuổi mới được" .
Ông Vinh cũng kể về câu chuyện Singapore từng ồ ạt gom các cầu thủ trẻ lên đá ĐTQG nhưng cuối cùng không thành công:
"Những năm 90, tôi đi học HLV và được lấy ví dụ về mô hình của Singapore. Khi đó họ cũng làm như vậy, tức là dùng rất nhiều cầu thủ trẻ. Khi tập trung ĐTQG, có cả 17, 19 tuổi... rất nhiều tài năng tốt. Nhưng cuối cùng họ cũng không thành công. Có thể Thái Lan muốn làm theo mô hình của Singapore, nhưng điều đó ở Singapore đã không thành công" .
Theo ông Vinh, Thái Lan vài năm trở lại đây đang gặp khủng hoảng trong việc đào tạo trẻ và đấy có thể là lý do khiến họ tìm đến những hướng đi mới táo bạo hòng Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog tạo ra bước ngoặt:
"Trước đây Thái Lan là một trong những nền bóng đá đào tạo trẻ rất tốt. Giải VĐQG của họ so với trong khu vực cũng rất tốt. Họ cũng có nhiều cầu thủ xuất ngoại sang Nhật Bản thành công hay gửi quân đi tập huấn nước ngoài nhiều. Hướng như vậy theo tôi là tốt.
Nhưng ĐTQG và nhiều CLB của họ đá quốc tế chưa thật sự thành công vài năm qua. Những năm này, Thái Lan đưa quân đi thử nghiệm, kiểm chứng cũng nhiều nhưng tôi thấy chưa thật sự ấn tượng. Có vẻ họ đang khủng hoảng trong việc đào tạo, xây dựng lực lượng" .
Trong khi đó, những năm trở lại đây Việt Nam lại có công tác đào tạo trẻ tốt và chúng ta không còn e ngại Thái Lan:
"Ở Việt Nam, các CLB như HAGL, SLNA, Thanh Hóa... đều làm trẻ cả, tuyển chọn cầu thủ lên đội một, xa hơn có thể lên các đội quốc gia. Tôi nghĩ chúng ta đang đi đúng trình tự, đào tạo các lứa tuổi. Đấy là những thành công. Khi đá với Thái Lan, giờ chúng ta có sự tự tin rất lớn về trình độ thể lực và chuyên môn" - ông Vinh kết lại câu chuyện.
Với bóng đá Thái Lan, việc chấp nhận giảm cơ hội cạnh tranh danh hiệu trẻ để tìm thêm cơ hội cọ xát vượt tuổi cho các tài năng là một sự mạo hiểm lớn. Cần phải biết việc khan hiếm danh hiệu trong vài năm trở lại đây đã gây ra nhiều tranh cãi trong làng bóng đá nước nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét