Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

'Muốn khóc 100 lần mỗi ngày': Nỗi hoang mang và cô độc ít ai hiểu của những thai phụ Trung Quốc thời dịch virus corona

Phòng chờ một bệnh viện đầy những người mặc đồ bảo hộ tự chế. Họ còn cẩn thận mang bao trùm tóc. Tất cả đều là sản phụ mùa dịch virus corona, chờ hàng giờ liền để gặp cùng một bác sĩ duy nhất.

"Tôi không cảm thấy an toàn" - Vigor Liu, mang thai con đầu lòng, cho biết. Sau khi chờ suốt 3 giờ đồng hồ, Liu gặp bác sĩ trong khoảng 10 phút. Lời khuyên của ông ấy là: Đừng đọc tin tức nữa. Vị bác sĩ không muốn các bà mẹ phải suy nghĩ và lo lắng quá nhiều khi tình hình dịch chuyển biến phức tạp.

Muốn khóc 100 lần mỗi ngày: Nỗi hoang mang và cô độc ít ai hiểu của những thai phụ Trung Quốc thời dịch virus corona - Ảnh 1.

Vigor Liu, 30 tuổi, đang mang thai con đầu lòng (Ảnh: NY Times).

Cả Trung Quốc đang tập trung đối phó với dịch Covid-19 đã khiến khoảng 80.000 người nhiễm virus và hơn 2.600 người tử vong. Trong khi đó, chính dịch bệnh lại chặn đứng cơ hội được chăm sóc sức khỏe của các thai phụ. Họ cảm giác như mình bị lãng quên.

Bác sĩ chống dịch ở tiền tuyến, thai phụ cảm thấy bị bỏ lại phía sau

Bác sĩ và y tá sản khoa đã huy động cho hơn 1.000 bệnh viện được chỉ định là nơi điều trị người nhiễm Covid-19. Một số trung tâm y tế cũng có sản khoa, nhưng đều đã đóng cửa vì thiếu nhân lực.

Điều đó khiến các thai phụ không biết tìm đâu để được chăm sóc. Nhiều người mô tả hành trình sinh con thời dịch bệnh là một trải nghiệm cô độc, thậm chí khủng hoảng. Thiếu bác sĩ và y tá, họ không được quan tâm đúng mức. Họ cũng không thể tiêm ngừa cho con khi các điểm tiêm chủng đã đóng cửa vì lệnh cách ly.

Muốn khóc 100 lần mỗi ngày: Nỗi hoang mang và cô độc ít ai hiểu của những thai phụ Trung Quốc thời dịch virus corona - Ảnh 2.

Nhiều người mẹ xứ Trung mô tả hành trình sinh con thời dịch bệnh là cô độc và khủng hoảng (Ảnh: NY Times).

Trung Quốc những năm gần đây khuyến khích các gia đình có thêm con khi tỷ lệ sinh giảm xuống mức kỷ lục.  Nhưng tại Vũ Hán hiện giờ, các sản phụ chỉ nhìn thấy một tương lai ảm đạm khi con sắp chào đời. Có hàng loạt câu hỏi đặt ra như: Phải sinh con ở đâu? Làm sao đến bệnh viện, khi các phương tiện công cộng, taxi... cũng dừng lại vì lệnh phong tỏa?

May thay, vẫn còn có lực lượng tình nguyện được lập ra ở Vũ Hán, cung cấp một số sự hỗ trợ trước và sau khi sinh. Nhóm tình nguyện bao gồm các chuyên viên tâm lý và tài xế, đang kết nối với khoảng 600 thai phụ. Họ làm việc suốt 24/24, sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp.

Jane Huang là một người mẹ tiếp cận được với nhóm tình nguyện này. Cô 40 tuổi, đang mang thai đứa con thứ hai. Tuy nhiên, bệnh viện mà Jane đăng ký sinh con đã không tiếp nhận thai phụ nữa. Jane lo rằng nếu không tìm được địa chỉ thay thế, cả hai mẹ con sẽ không sống sót nổi. Người mẹ 40 tuổi bị cao huyết áp và suy thận.

Mỗi ngày tôi đều sợ con sẽ chết trong bụng mẹ. Nếu không được chở đi kịp thời, chúng tôi sẽ không sống nổi. Tôi sợ khoản phí để lọc máu hay thậm chí là thay thận. Tôi còn sợ nếu con mang dị tật, liệu có nên đưa nó đến thế giới này hay không... Mỗi ngày, tôi đều suy nghĩ rất nhiều.

Jane Huang - một người mẹ sinh con thời dịch bệnh

Muốn khóc 100 lần mỗi ngày: Nỗi hoang mang và cô độc ít ai hiểu của những thai phụ Trung Quốc thời dịch virus corona - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa).

Roberta Lipson - giám đốc điều hành United Family Healthcare (hệ thống bệnh viện tư với nhiều chi nhánh ở Trung Quốc) - chia sẻ: "Hiện giờ ai nấy đều rất lo lắng vì dịch bệnh. Nhưng nếu là một người mẹ chờ sinh, bạn còn chất chứa nhiều nỗi e ngại khác".

Ở Trung Quốc, sản phụ hoặc là chật vật đăng ký sinh con ở bệnh viện công, hoặc là chi hàng nghìn USD ở bệnh viện tư. Cô Lipson cho biết, giữa mùa dịch, rất nhiều bà mẹ đang cân nhắc chuyển sang bệnh viện tư.

Hiện tại, có 1.774 bệnh viện cung cấp nơi sinh cho các sản phụ nhiễm virus corona.  Những bà mẹ còn lại thì muốn tránh xa nơi ấy, họ có nhiều nỗi lo ngại của riêng mình: Tôi phải sinh con tại địa điểm đang điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus hay sao? Liệu có trường hợp thiếu hụt y bác sĩ và tôi bị bỏ mặc hay không?...

Muốn khóc 100 lần mỗi ngày: Nỗi hoang mang và cô độc ít ai hiểu của những thai phụ Trung Quốc thời dịch virus corona - Ảnh 5.

Cũng như nhiều bà mẹ khác, thời gian này Vigor Liu không được tư vấn sản khoa đầy đủ, phải tự tìm hiểu trên mạng xã hội (Ảnh: NY Times).

Tình nguyện viên Bin Tu ở Vũ Hán chia sẻ nỗi suy tư Công ty dịch thuật chuyên nghiệp - MIDtrans Blog của các bà mẹ: "Điều khó khăn là mỗi bệnh viện lại có cách truyền tải thông tin khác nhau, khiến cho sản phụ cảm thấy quá phức tạp và mệt mỏi".

"100 lần mỗi ngày, tôi như muốn khóc"

Theo New York Times , hiện có các bằng chứng cho thấy virus corona không lây truyền từ người mẹ nhiễm bệnh sang thai nhi. Tuy nhiên, các dữ liệu còn hạn chế khiến sản phụ không khỏi lo lắng.

Đầu tháng 2, truyền thông Trung Quốc đưa tin một bé sơ sinh ở Vũ Hán nhiễm Covid-19. Người mẹ cũng mắc bệnh, nhưng không rõ là đã lây cho con hay đứa bé nhiễm virus từ lúc mới chào đời.

Nhưng dù thế nào, việc đứa bé chào đời cũng không trì hoãn được. Cô Zhang Chong hiểu rõ điều ấy hơn ai hết khi vừa hạ sinh đứa bé thứ hai của mình, vào ngày 1/2 tại một bệnh viện công ở Bắc Kinh. Lúc đó, Zhang cảm thấy bơ vơ, lạc lõng vì đội ngũ y bác sĩ thiếu hụt trầm trọng; nhiều người vẫn đang ở quê do bị cách ly.

Muốn khóc 100 lần mỗi ngày: Nỗi hoang mang và cô độc ít ai hiểu của những thai phụ Trung Quốc thời dịch virus corona - Ảnh 6.

Thiếu bác sĩ, y tá đã đành, bệnh viện còn hạn chế người nhà thăm nom vì không quản lý xuể (Ảnh minh họa).

Cô Zhang sinh mổ chậm 1 ngày vì thiếu bác sĩ. Không thành viên nào trong gia đình được phép kề cận trong lúc vượt cạn. Sau đó, Zhang được chuyển vào khu vực riêng với 40 cặp mẹ con khác. Chăm sóc một phòng bệnh đông như vậy mà chỉ có 2 y tá với 2 hộ lý.

Gia đình cũng chỉ được thăm nom 1 giờ mỗi ngày. Đây là một sự thay đổi "khắt khe", khi trước đây mẹ bầu luôn được người thân kề cận chăm sóc.

Đêm đầu tiên sau ca mổ, cô Zhang Chong gần như không thể cử động. Đứa bé khóc và đòi sữa, nhưng không có ai để giúp đỡ. "100 lần mỗi ngày, tôi như muốn khóc" - Zhang nói.

Chồng cô tuyệt vọng, đã đút lót cho nhân viên bảo vệ để được vào thăm vợ con. Anh đã bị từ chối thẳng. Bốn đêm rồi, cô Zhang và đứa con chỉ có một mình, cô độc trong phòng điều trị lạnh lẽo giữa mùa dịch bệnh hoành hành.

(Theo NY Times)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét